Áp dụng điều trị Paracetamol

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm tính pháp lý cho các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe.
Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia.

Chỉ định

  • Giảm đau: dùng chữa các chứng đau nông mức độ nhẹ hoặc vừa do bất cứ nguyên nhân gì, như: đau đầu, đau răng, đau nhức mình mẩy, đau cơ xương khớp, đau bụng kinh…
  • Hạ nhiệt: điều trị các chứng sốt do bất cứ nguyên nhân gì, như: viêm khớp, nhiễm khuẩn tai mũi họng, miệng, phế quản-phổi, say nắng, phát ban và truyền nhiễm ở trẻ em, sốt do tiêm chủng...

Chống chỉ định

  • Người bệnh suy gan, suy thận, thiếu máu nặng.
  • Mẫn cảm với paracetamol.
  • Người thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Thận trọng khi dùng thuốc

Thuốc ít độc tính và hầu như không có tác dụng phụ, được bán tự do tại Việt Nam, tuy nhiên khi sử dụng cần chú ý một số trường hợp sau đây, đặc biệt khi dùng các chế phẩm kết hợp với các dược chất khác:

  • Các chế phẩm kết hợp với Chlorpheniramin gây buồn ngủ, không dùng cho những người mà yêu cầu cần độ tập trung cao trong công việc hoặc sinh hoạt.
  • Các chế phẩm kết hợp với Phenyl Propanolamin, là chất gây co mạch, không dùng cho người tăng huyết áp.
  • Các chế phẩm kết hợp với Codein hoặc Dextro-propoxyphen không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và người suy hô hấp.
  • Một số chế phẩm kết hợp với sulfit có thể gây phản ứng dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen đe doạ tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn cả là ở một số người quá mẫn.
  • Người bị phenylceton - niệu (nghĩa là thiếu hụt gan xác định tình trạng của phenylalamin đưa vào cơ thể phải được cảnh báo là một số chế phẩm paracetamol chứa aspartam, sẽ chuyển hoá trong dạ dày ruột thành phenylalamin sau khi uống.
  • Dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì trong trường hợp này nếu xảy ra tình trạng met-hemoglobin trong máu thì triệu chứng không được phát hiện kịp thời do tình trạng xanh tím đã có sẵn do thiếu máu.
  • Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
  • Chỉ nên dùng paracetamol cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.

Liều lượng


Liều hạ sốt cho người lớn:

Liều chung: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1000mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.

Viên nén paracetamol 500mg: 2 viên 500mg uống mỗi 4-6 giờ.

Liều giảm đau cho người lớn:

Liều chung: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 500mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.

Viên nén paracetamol 500mg: 1 viên  uống mỗi 4-6 giờ.

Liều hạ sốt và giảm đau cho trẻ em:

Giảm đau: Dạng uống hoặc đặt hậu môn:

  • <= 1 tháng: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ nếu cần.
  • Trên 1 tháng đến 12 tuổi: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết (tối đa: 5 liều trong 24 giờ)

Sốt:

  • 4 tháng đến 9 tuổi: Liều khởi đầu: 30 mg/kg (Theo nghiên cứu, liều lượng này có hiệu quả hơn trong việc giảm sốt so với liều duy trì 15 mg/kg và không có sự khác biệt về độ dung nạp lâm sàng.)
  • >= 12 tuổi: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1000mg trong 6-8 giờ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Paracetamol http://www.anzca.edu.au/resources/college-publicat... http://arthritis-research.com/content/3/2/98 http://emj.bmj.com/content/20/4/366.abstract http://emj.bmj.com/content/20/4/366.full.pdf+html http://www.britannica.com/EBchecked/topic/3205 http://www.chemspider.com/Chemical-Structure.1906.... http://www.drugs.com/monograph/acetaminophen.html http://findarticles.com/p/articles/mi_m0FKA/is_n3_... http://reference.medscape.com/drug/tylenol-acetami... http://www.petplace.com/dogs/acetaminophen-toxicit...